Ngâm Rượu Dứa Rừng

Dứa rừng hay còn gọi là cây dứa dại, thường được dùng để hỗ trợ chữa bệnh viêm đường tiết niệu hay sỏi thận. Dứa rừng được dùng nhiều nhất để ngâm rượu uống vừa ngon vừa bổ. 2 Cách ngâm rượu dứa rừng chuẩn nhất sẽ được bật mí ngay dưới đây. Bên cạnh đó còn hé lộ những lợi ích bất ngờ từ rượu ngâm dứa rừng.

Cây dứa rừng

Mặc dùng không có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng cây dứa rừng lại có nhiều giá trị về mặt dược lý. Người dân đồng bào đặc biệt là đồng bào người Dao sử dụng dứa rừng như một loại thảo dược quý.

Tên khoa học:  Pandanus tectorius Sol

Họ: dứa Pandanaceae

Tên gọi khác: Dứa dại, dứa gai, dứa gỗ, dã ba la, sơn ba la…

Đặc điểm: Cây dứa rừng không mọc sát đất mà thân mọc thẳng đứng cao từ 2-3m, chia thành nhiều nhánh ở ngọn. Lá hình bản, dài từ 1-2m ở giữa có gân 2 bên có gai sắc cạnh. Lá mọc thành chùm ở đầu mỗi nhánh. Ngoài phần rễ đã bám chặt xuống đắt, cũng có nhiều rễ phụ khác từ trên các nhánh thả xuống đất.

cay-dua-rung-ngam-ruou
Cây dứa rừng trưởng thành cao từ 2-3m

Hoa dứa rừng mọc thành cụm, cụm mang quả thành một khối hình trứng hướng xuống đất. Quả dứa rừng có kích thước từ 15-25cm, có cuống và màu xanh. Khi chín quả chuyển thành màu vàng cam. Quả chia thành từng múi từng múi riêng biệt. Chủ yếu cho quả vào mùa thu.

Dứa rừng được bà con đông bào xem như loại thuốc trong Đông Y có vị ngọt, tính bình. Ở miền xuôi, ngâm rượu dứa rừng phổ biến hơn.

Dứa thường thường được dùng để ăn hoặc nấu ăn, dứa dại dùng nhiều hơn để chữa bệnh.

Thành phần hoa học có trong cây dứa rừng

  • Lá dứa rừng chứa rất nhiều tinh dầu với 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol và resveratrol.
  • Hoa nở chứa từ 0,1-0,3% tinh dầu trong quả
  • Rễ dứa dại có chứa silymarin, geraniol, linalool, linalyl acetate, benzyl benzoate, benzyl salicylate, phenylethyl alcohol, benzyl acetate, benzyl alcohol, bromostyren, guaiaco, và aldehyd.
  • Dứa rừng thường được biết đến với công dụng chữa bệnh viêm gan virus, sỏi thận, chữa kiết lỵ, giúp bổ máu, tiêu độc…
qua-dua-rung-ngam-ruou
Quả dứa rừng có nhiều mùi nhỏ, khi chín có màu vàng cam

2. Cách ngâm rượu dứa rừng chuẩn nhất

Các bộ phận khác của cây dứa rừng như rễ, lá hay đọt non được dùng làm vị thuốc trong Đông Y. Riêng với quả dứa có thể dùng ngâm rượu. Ngâm rượu dứa rừng có thể thực hiện theo 2 cách, ngâm với quả tươi và quả khô.

Các nguyên liệu để có bình ngâm rượu dứa rừng bao gồm:

Dứa rừng: Hiện nay có 2 loại dứa rừng một loại trồng, 1 loại mọc tự nhiên. Về hình dáng quả có chút khác nhau nhưng công dụng thì hoàn toàn giống nhau. Nên nếu thấy sự khác biệt giữa hình thù của quả cũng đừng quá lo lắng.

Chuối rừng ngâm rượu nên chọn những quả còn ương với cách ngâm quả tươi, chọn quả đã chín già với cách ngâm quả khô.

Rượu ngâm: Phải là rượu trắng, rượu nếp sẽ càng ngon. Rượu từ 35-40 độ  ( có rượu trắng nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt). Theo tôi các bạn nên chọn  Rượu Hoàng Hải 35 độ hoặc Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.

Bình ngâm rượu: dứa rừng phải là bình thủy tình hoặc chum sành sứ có nắp đạy kín. Không khuyến khích sử dụng bình hợp kim inox hoặc bình nhựa. Thời gian ủ rượu dài có “nhiễm” mùi nhựa hoặc hợp kim.

5 tác dụng của quả dứa dại trong việc chữa bệnh mà bạn không thể bỏ qua |  Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngâm rượu dứa rừng mất từ 2 – 3 tháng để rượu ngấm đều và có thể sử dụng được. Nên mọi người có thể tranh thủ mùa dứa rừng mua về để ngâm rượu sử dụng quanh nam.

Với dứa tươi 1 kg có thể ngâm với 3l rượu trắng. Với dứa rừng phơi khô 1kg ngâm với 12l rượu trắng, ngâm tối thiểu 30 ngày.

Do vậy tùy nhu cầu và khả năng sử dụng để điều chỉnh lượng dứa và rượu cho phù hợp.  Trong các bước ngâm rượu dứa rừng, bước sơ chế quả dưới là phức tạp nhất

Cách tiến hành ngâm rượu dứa rừng

Cách 1: Ngâm rượu dứa rừng tươi

Bước 1. Quả dứa sau khi mua về sẽ dùng dao cạo sạch phần gai cứng bên ngoài. Sau đó rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2. Bổ dứa thành từng miếng, có thể bổ theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Với những quả chín có thể dùng tay tách từng miếng múi ra.

Bước 3. Cho dứa và rượu vào bình đạy nắp thật kín. Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, sạch sẽ không chịu ánh nắng trực tiếp từ mặt trời tối thiểu 2-3 tháng mới có thể sử dụng.

ngam-ruou-dua-rung-tuoi
Dứa rừng tươi tách thành từng múi để ngâm rượu

Với cách làm này ngâm rượu dứa rừng được thực hiện rất nhanh, chỉ mất thời gian chờ đợi, không mất thời gian trong quá trình sơ chế.

Cách 2: Ngâm rượu dứa rừng khô

Bước 1: Quả tươi sau khi mua về cũng dùng dao cạo hết phần vỏ cứng ở bên ngoài, sau đó đem rứa sạch và để ráo nước.

Bước 2. Dùng tay tách từng múi dứa. Những quả dứa chín tách rất dễ

Bước 3. Dứa sau khi đã tách sẽ đem phơi nắng to từ 10-15 ngày.  Hoặc có thể mang đi sấy.

Bước 4. Sau khi thấy dứa đã khô thì cho lên chảo nóng xao đều tay trong khoảng 10 phút sau cùng bắt ra để nguội

Bước 5. Cho dứa rừng và rượu vào bình ngâm, đậy nắp kín và bảo quản rượu giống bước 1.

Với ngâm rượu dứa rừng theo cách thứ 2 sẽ mất thời gia chờ dứa khô hơn. Tuy nhiên với cách ngâm thứ 2 được đánh giá ngon, ngọt và thơm hơn cách 1. Dựa vào điều kiện thời gian hoặc kinh tế mà chọn cách ngâm rượu phù hợp.

ngâm rượu dứa rừng
Dứa rừng khô

Cách công dụng tuyệt vời của Rượu dứa rừng

Mặc dù được biết đến với tên dứa dại, song dứa rừng lại có rất nhiều lợi ích với sức khỏe đặc biệt khi dùng để ngâm rượu. Một số tác dụng phổ biến của ngâm rượu dứa rừng.

Rượu dứa rừng rất tốt cho thận

Dứa rừng còn được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị sỏi thận. Các thành phần có trong dứa rừng như Mangan, vitamin B1, vitamin C, axit hữu cơ đều là khắc tinh của sỏi thận. Bên cạnh đó các bài thuốc từ rễ và lá dứa hỗ trợ điều trị sỏi thận hoặc sỏi đường tiết liệu cũng được dùng rất phổ biến.

Giúp thanh nhiệt, giải độc gan

Các dưỡng chất được tìm thấy trong quả dứa rừng như vitamin K, sắt, magiê, folate vitamin B1, kẽm, choline .vitamin B6và protein… giúp chung hòa các độc chất có hại cho gan như kim loại nặng hay hóa chất. Bên cạnh đó ngâm rượu dứa rừng còn có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ gan trong quá trình đào thải các chất độc ra ngoài.

Các tan trong dầu như vitamin A và E giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.

dua-rung-ngam-ruou-tot-cho-gan-va-than
Dứa rừng ngâm rượu tốt cho gan và thận

Giúp giảm cholesterol trong máu

Cholesterol trong máu cao hay máu nhiễm mỡ thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể chuyển phát thành các bệnh tim mạch nguy hiểm, hoặc cao huyết áp.

Để làm giảm lượng mỡ trong máu dứa rừng cung cấp hàm lượng chất xơ cũng như vitamin C rất lớn. Giúp quá trình làm giảm mỡ máu tốt hơn.

Giúp làm đẹp và ngăn ngừa lão hóa

Hợp chất chống oxy hóa resveratrol tự nhiên là thành phần thiết yếu trong các sản phẩm với chức năng chính chống lão hóa. Hợp chất này được tìm thấy trong quả dứa rừng. Giúp làm chậm lại quá trình lão hóa. Quả dứa rừng cũng rất được chị em phụ nữ ưa chuộng bởi chứa nhiều khoáng chất tốt cho da.

Dứa dại hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Acid Uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Gout. Bệnh Gout làm cho người bệnh đau đớn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày. Dứa dại tươi sau khi được phơi khô đem sắc nước  hoặc ngâm rượu dứa rừng giúp hỗ trợ đào thải acid uric trong máu ra ngoài. Ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh Gout.

dua-rung-ho-tro-dieu-tri-benh-gout
Dứa rừng là khắc tinh của bệnh Gout

Dứa rừng giúp giảm béo

Thật thú vị khi tìm thấy hợp chất resveratol trong quả dứa. Hợp chất này giúp làm giảm tế bào chất béo có trong cơ thể. Ngăn không cho các preadipocytes tích lũy chất béo và chuyển hóa thành các tế bào mỡ. Nhờ công dụng này mà Resveratol còn được ứng dụng nhiều trong Y học để hỗ trợ quá trình giảm cân an toàn.

Ngoài ra dứa dại còn có các công dụng như: Chữa mắt sinh màng mộng, thị lực giảm dần, nhìn không rõ. Chữa đái buốt, đái rắt, đái đục, đái tháo đường. Bồi bổ cơ thể: tăng sức chịu đựng. Chữa cảm nắng, say nắng.  Chữa ho do cảm mạo Chữa chân lở loét lâu.

Với nhiều công dụng kể trên dứa rừng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, có thể ăn tươi, ép nước, sắc nước hoặc ngâm rượu chuối rừng để bồi bổ.

Cách sử dụng rượu ngâm dứa rừng

Ngâm rượu dứa rừng không chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh mà còn có thể sử dụng thay thế các loại rượu pha, rượu màu, hay rượu có nồng độ cao xuất hiện trên thị trường.

Tuy nhiên rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh do vậy người mắc các bệnh lý nền vẫn phải tuân thủ theo đúng lộ trình điều trị của bác sĩ.

gâm rượu dứa rừng sau 2-3 tháng có thể sử dụng được. Để phát huy tốt công dụng của rượu nên sử dụng trong bữa ăn, ngày 2 lần mỗi lần từ 20-25ml. Không lạm dụng và không uống khi bụng đói để tránh phản tác dụng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Người khỏe mạnh không bị bệnh có sử dụng được rượu ngâm dứa rừng không?” Câu trả lời là có nhé. Khi sử dụng điều độ đúng cách sẽ giúp phòng các bệnh kể trên.

Một số lưu ý khi ngâm rượu dứa rừng

Các bước tiến hành ngâm rượu dứa rừng thật ra rất đơn giản. Ai cũng có thể tự tay thực hiện tại nhà. Tuy vậy để có bình rượu ngon và chất lượng cần lưu ý:

  • Rượu ngâm phải là rượu ngon, nồng độ cồn không quá cao cũng không quá thấp
  • Dứa rừng phải tươi ngon không bị hỏng, dập
  • Bình ngâm rượu dứa rừng phải là bình thủy tinh hoặc gốm sứ
  • Quá trình ủ rượu phải đảm bảo nắp bình đạy kín. Bình được đặt ở nơi sạch sẽ và thoáng mát tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hỏng rượu.

Ngâm rượu dứa rừng chỉ nên sử dụng trong vòng 1 năm. Khi có mùa dứa mới không nên ngâm chung vào bình rượu ngâm dứa cũ.

Cùng chia sẻ với chúng tôi các cách ngâm Rượu Quả Dứa Rừng ngon bằng cách để lại bình luận ở phía dưới nhé.

Rate this post

2 thoughts on “Ngâm Rượu Dứa Rừng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *