Cây đẳng sâm đã không còn quá xa lạ gì với người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với y học. Không những thế, đẳng sâm còn được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”. Biệt danh thật kỳ quái phải không? Bởi lẽ đẳng sâm rất rẻ so với nhân sâm mà những lợi ích nó mang lại cũng không thua kém gì đối với những loại nhân sâm đắt tiền.
Đóng vai trò là một trong những vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng cơ thể có nguồn gốc thảo mộc tự nhiên. Đẳng sâm được dùng chế biến thành nhiều bài thuốc, trong đó tiêu biểu là rượu ngâm đẳng sâm, cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Cách chọn đẳng sâm rừng để ngâm rượu
Thường thì đẳng sâm rừng phải từ 2 năm tuổi trở lên mới có thể đảm bảo được công dụng dược lý. Khi khai thác, cần đào sâu vì rễ cây đẳng sâm rừng rất dài, hơn nữa các động tác đều cần làm cẩn thận để không làm trày xước rễ đẳng sâm.
Theo dược điển Việt Nam, sau khi thu hái, rễ đẳng sâm rừng cần được sấy khô để bảo quản, độ ẩm dưới 12%. Rễ đạt tiêu chuẩn là rễ có đường kính 0,5 – 2 cm, dài 6 – 15 cm, đầu to, nhiều sẹo ở thân, mặt ngoài vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt. Nếu dùng luôn đẳng sâm rừng tươi vừa thu hái được thì cũng tốt.
Trên thực tế thì củ đẳng sâm loại đường kính trên 2 cm sẽ được xếp vào loại 1, còn lại gọi là loại 2 (hoặc loại xô). Hiện nay đẳng sâm được trồng nhiều, mặc dù chất lượng cũng tốt nhưng đẳng sâm rừng mọc trong tự nhiên vẫn tốt và quý hơn.
Công đoạn chọn rễ là bước rất quan trọng trong cách ngâm rượu đẳng sâm rừng, vì nó không chỉ quyết định độ ngon mà còn ảnh hưởng rất lớn đến độ bổ của rượu.
Cách ngâm rượu đẳng sâm rừng tươi
– Nguyên liệu: 1kg đẳng sâm rừng, 1 bình thủy tinh, Rượu trắng 3 lít 40 độ ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt). Theo tôi các bạn nên chọn Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.
– Ngâm đẳng sâm rừng với nước từ 1 – 2 giờ cho sạch đất đá, sau đó rửa sạch.
– Ngâm với nước thêm 30 phút nữa cho đẳng sâm ra bớt nhựa, sau đó để ra rổ cho thật khô.
– Nếu thích hình thức đẹp thì để nguyên củ, nếu muốn rượu nhanh ngấm thì bổ củ đẳng sâm thành miếng nhỏ.
– Cho đẳng sâm rừng và rượu vào bình thủy tinh đã được rửa sạch, phơi khô, đậy kín nắp. Với cách ngâm rượu đẳng sâm rừng này, sau 3 tháng là ta có thể dùng được. Tuy nhiên, để càng lâu rượu đẳng sâm rừng sẽ càng ngon.
Cách ngâm rượu đẳng sâm rừng khô:
– Nguyên liệu: 1kg đẳng sâm khô, bình thủy tinh, Rượu trắng 5 lít 35 độ ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt). Theo tôi các bạn nên chọn Rượu Hoàng Hải 35 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.
– Đẳng sâm rừng rửa sạch, để khô, sao vàng cho thơm.
– Cho đẳng sâm rừng và rượu vào bình ngâm. Với cách ngâm rượu đẳng sâm rừng này, sau 30 ngày là có thể dùng được nhưng để ngon nhất thì nên đợi sau 3 tháng.
Cách ngâm rượu đẳng sâm rừng tươi và khô lẫn lộn
– Nguyên liệu: 2kg đẳng sâm rừng tươi, 0,5 kg đẳng sâm rừng khô, Rượu trắng 8 lít 40 độ ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt). Theo tôi các bạn nên chọn Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.
– Đẳng sâm rừng tươi rửa sạch, sơ chế như cách ngâm rượu đẳng sâm rừng tươi, còn đẳng sâm rừng khô cũng rửa sạch, sao vàng như cách ngâm rượu đẳng sâm rừng khô.
– Cho tất cả đẳng sâm, rượu vào bình thủy tinh, đậy kín nắp, sau ít nhất 3 tháng sẽ sử dụng được. Rượu đẳng sâm rừng tươi và khô lẫn lộn sẽ vừa mang đậm vị thơm ngon của đẳng sâm rừng khô, vừa đảm bảo giữ được 100% dược chất của đẳng sâm rừng tươi.
Đẳng sâm với các vị thuốc khác:
Ngâm 50g tắc kè khô (1 đực 1 cái), 80g đẳng sâm khô, 10g huyết giác, 10g trần bì, 10g tiểu hồi, 40g đường cát, Rượu trắng 2 lít 40 độ ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt). Theo tôi các bạn nên chọn Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.
Công dụng: Rượu đảng sâm tắc kè còn giúp trị các chứng suy nhược thần kinh, đau ngang thắt lưng, tốt cho bệnh nhân hen suyễn, ho có đờm kéo dài, ho ra máu, tăng cường khả năng tình dục…
Rượu đẳng sâm có tác dụng gì?
Không thể kể hết được những tác dụng tuyệt vời của rượu đẳng sâm đối với sức khỏe. Vừa có thể uống trực tiếp, vừa có thể bôi ngoài da….rượu đẳng sâm thật không uổng danh là rượu quý trị bách bệnh. Hãy cùng Gốm Sứ Bát Tràng điểm qua một số công dụng to lớn của rượu đẳng sâm nhé.
Rượu đẳng sâm kích thích tiêu hóa, tiêu hóa tốt hơn và ăn ngon hơn mỗi ngày. Phù hợp với người biếng ăn và ăn mãi không béo. Điều này cũng có công dụng tốt cho hệ tuần hoàn và tim mạch, đẩy mạnh quá trình co bóp của tim, làm lượng máu trong não, chân tay, và các bộ phận khác tăng lên nữa nhé.
Ngoài ra, rượu đẳng sâm còn giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon đối với những người già hay mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Từ đó chống căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Ngoài ra, uống rượu đẳng sâm còn giúp tăng cường sự thích nghi của cơ thể trong những điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt là với khí trời ngày càng nóng lên như hiện nay.
Đặc biệt, rượu đẳng sâm có tác dụng làm gia tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, giảm bớt số lượng bạch cầu trong máu. Từ đó đẩy nhanh quá trình làm khô và đông máu nhưng không bị tán huyết trong các trường hợp bị thương nặng.
Cuối cùng, rượu đẳng sâm còn có tác dụng tăng cường và làm khỏe hệ thống miễn dịch cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, hạ huyết áp…..hiệu quả.
Những ai nên và không nên sử dụng rượu đẳng sâm
Những người có hệ tiêu hóa kém, chán ăn, ăn không ngon.
Những người bị các căn bệnh về khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Những người hay phải lao động mạnh, hay gặp stress, có dấu hiệu tinh thần căng thẳng, mệt mỏi.
Người khỏe mạnh cũng có thể dùng rượu đẳng sâm để bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Theo y học khuyến cáo, những người sau đây không nên sử dụng rượu đẳng sâm: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 14 tuổi, người bị dị ứng với bia rượu đều không nên sử dụng rượu đẳng sâm.
Cùng chia sẻ với chúng tôi các cách ngâm rượu Đảng Sâm ngon bằng cách để lại bình luận ở phía dưới nhé.