Ngâm Rượu Mật Nhân

Mật nhân trị bệnh gì? Tác dụng, cách sử dụng, ngâm rượu cây mật nhân

Mật nhân được dân gian đặt với cái tên “cây bá bệnh”. Chỉ cần nghe qua tên gọi thì đã hình dung được loại thảo dược này có tác dụng hiệu quả như thế nào. Đây là cây thuốc quý trị được rất nhiều bệnh như bệnh gout, nhức mỏi, đau lưng, giúp tăng cường sinh lý.

Vậy mật nhân là gì? Trị bệnh gì? Tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Mật nhân ngâm rượu có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để biết chi tiết hơn loài thảo dược này.

Mật nhân là gì?

Mật nhân có tên khoa học Eurycoma longifolia thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Trong tiếng anh có tên Long Jack và còn rất nhiều tên gọi khác tùy theo mỗi quốc gia. Được dân gian gọi với nhiều tên gọi khác như cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây mật nhơn. 

Cây mật nhân

Cây mật nhân là loại cây thân gỗ quý, cao từ 15 đến 20m. Cây thường mọc ở phía dưới tán cây của các cây khác có vòm lớn hơn. Có nhiều lông mọc xung quanh thân cây. Các cành phân ra thành nhiều nhánh nhỏ. 

hinh anh cay mat nhan
Hình ảnh cây mật nhân

Lá mật nhân

Lá kép và không có cuống, gồm nhiều lá nhỏ mọc đối xứng với nhau. Bề mặt của lá nhẫn, dày, có hình trứng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới lá có màu trắng xanh.

Hoa có màu đỏ nâu hoặc đỏ tươi, được các lông tơ bao phủ, mọc thành cụm. Quả hơi dẹt, có hình trứng, rảnh nằm ở giữa quả. Lúc mới mọc thì quả có màu xanh khi dần dần chín thì sẽ chuyển sang màu đỏ, trong mỗi quả đều có chứa một hạt nhỏ.

Củ mật nhân

Củ mật nhân được sử dụng trong các bài thuốc ngâm rượu rất nhiều. Đây chính là bộ phận rễ của cây mật nhân, thường có màu vàng hoặc vàng hơi nhạt, mùi thơm nhẹ. Bên ngoài có màu vàng nâu, bề mặt trơn láng và phần lõi bên trong có màu vàng nhạt, rễ có dạng hình trụ và phát triển rất mạnh mẽ.

Củ mật nhân
Rễ mật nhân được thái lát và phơi khô

Nhiều người thường đặt câu hỏi: “Cây mật nhân có phải là cây mật gấu không?“, câu trả lời là “không”. Cả 2 tương đối giống nhau ở dạng phơi khô thái lát. Mật nhân có màu vàng nhạt, mật gấu thái lát có màu vàng tươi rất đẹp. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết cây mật gấu mà chúng tôi đã cung cấp để biết thêm về dược liệu này.

Cây mật nhân mọc ở đâu?

Cây mật nhân được tìm thấy đầu tiên ở Malaysia và Indonesia, đây cũng chính là nguồn gốc xuất xứ. Nhiều năm trở lại đây thì cây được phát hiện phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào,…

Ở nước ta số lượng thì khá ít, cây chủ yếu mọc ở các vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Rượu mật nhân có tác dụng và chữa bệnh gì?

Theo y học cổ truyền: Cây bá bệnh có vị đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ, thường dùng chữa chàm ở trẻ nhỏ, tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng sinh lý của nam giới

Theo y học hiện đại: Trong rễ cây mật nhân có chứa các dược chất quý như: tritecpenoit, alcaloiit và quasinoide. Đây là các chất có lợi ích tốt cho cơ thể con người. Vậy mật nhân ngâm rượu có tác dụng gì? trị được bệnh gì?

  • Tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới bằng cách kích thích cơ thể sản xuất tăng cường Luteinizing tự nhiên, thúc đẩy quá trình sản sinh hormone Testosterone nội sinh nhanh hơn, bền vững hơn, duy trì trạng thái cường dương trong thời gian dài tăng cường sức khỏe sinh lý, sức khỏe nền tảng cho nam giới,
  • Hỗ trợ điều trị lãnh cảm tình dục, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
  • Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn nam giới
  • Phù hợp với người cao tuổi mắc các bệnh về xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng rượu để uống hoặc xoa bóp chân tay đều có hiệu quả
  • Giảm áp lực thần kinh cho những người hay bị mệt mỏi vì công việc. Đồng thời, tăng cường cải thiện trí nhớ, ngăn chặn stress cho người hay căng thẳng trong cuộc sống
  • Hỗ trợ điều trị hội chứng chuyển hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch
  • Tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể tăng sức dẻo dai, khả năng làm việc hiệu quả hơn
  • Ngoài ra còn một số công dụng như rượu mật nhân trị mụn khi bôi, đầy bụng khó tiêu giúp kích thích tiêu hóa dễ dàng hơn

Cách ngâm độc vị cây mật nhân

Đối với phương pháp này chỉ dành cho những người uống được đắng bởi nếu ngâm độc vị rượu mật nhân có vị đắng rất khó uống

Ở phần ngâm độc vị có 2 kỹ thuật ngâm chính đó là ngâm tươi và ngâm khô

1. Rượu ngâm rễ mật nhân tươi

Chuẩn bị: Rễ cây mật nhân 1kg – 5 lít rượu trắng 40 độ – 1 hũ thủy tinh để đựng

Tiến hành cách làm rễ mật nhân ngâm rượu

  • B1: Rễ cây mật nhân tươi đem rửa sạch để ráo nước
  • B2: Dùng dao cắt rễ mật nhân thành từng lát có độ dày 0,5cm ( Có nhiều người để nguyên cả khúc rễ mật nhân để ngâm cũng được)
  • B3: Cho vào bình ngâm rượu theo tỉ lệ 1kg với 5 lít rượu
  • B4: Đậy kín nắp ngâm trong 2 tháng là có thể sử dụng được

2. Cây mật nhân khô ngâm rượu như thế nào?

Nhiều người có thắc mắc ngâm khô như thế nào? Cách làm cũng gần giống với cách làm tươi

  • B1: Rễ cây mật nhân tươi đem rửa sạch để ráo nước
  • B2: Dùng dao cắt rễ mật nhân thành từng lát có độ dày 0,5cm ( Có nhiều người để nguyên cả khúc rễ mật nhân để ngâm cũng được)
  • B3: Đem đi phơi khô khoảng 4-5 nắng
  • B4: Chuẩn bị chảo nóng để sao mật nhân với rượu đảo đều tay khoảng 10 phút và vẩy một chút rượu lên tạo mùi thơm cho rượu tránh để cháy
  • B5: Cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg mật nhân khô ngâm với 8-9 lít rượu
  • B6: Đậy kín nắp 2 tháng là có thể sử dụng được

Lưu ý: Bước 4 ở phương pháp này các bạn có thể không làm cũng được

Có một cách ngâm độc vị mà tôi đảm bảo giảm hẳn vị đắng của rễ cây mật nhân mà tôi rất thích đó là thay bằng rượu trắng chúng ta sử dụng rượu nếp cái hoa vàng để ngâm

Cách ngâm rượu mật nhân kết hợp

Rượu mật nhân rất đắng những người uống được đắng thì không sao nhưng đa phần người bình thường đều rất khó uống. Chỉ cần nhấp 1 ngụm nhỏ rượu là cảm thấy vị đắng làm tê đầu lưỡi, xộc xuống vòm họng khiến người dùng có thể cảm nhận được vị đắng đến khé cổ. Thậm chí nhiều người uống rượu mật nhân xong còn cảm thấy rùng mình và lần sau không dám uống nữa. Vì vậy khi dùng rượu ngâm rễ cây mật nhân, phải có thêm những vị thuốc khác ngâm cùng để giảm độ đắng. Điển hình là các dược liệu sau đây

  • Chuối hột và táo mèo: Vị thuốc có vị ngọt của chuốt vị chua chát của táo mèo, làm giảm vị đắng của rượu hiệu quả.
  • Sáp ong: Trong sáp ong có chứa mật nên giúp trung hòa vị đắng, rượu sẽ dễ uống hơn
  • Nho khô: Có vị ngọt thanh, phù hợp ngâm với rượu cây mật nhân
  • Đinh lăng: Có vị ngọt thanh, tính mát, hơi đắng nhưng không đáng kể.
  • Long nhãn: Có vị ngọt dịu ngâm rất tốt
  • Ngoài ra vài quả lá hán, vài cọng cỏ ngọt cũng làm giảm vị đắng của rễ cây bá bệnh ngâm rượu

1. Cây mật nhân ngâm rượu với táo mèo và chuối hột

Chuẩn bị: Rễ cây mật nhân: 1kg ( có thể thái lát hoặc để nguyên khúc ) – Chuối hột khô 1 kg – Táo mèo khô 1,5kg – 1 bình thủy tinh để đựng – 12 lít rượu trắng 40 độ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt) Theo tôi các bạn nên chọn loại Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.

Tiến hành hướng dẫn ngâm rượu mật nhân: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong bình thủy tinh đã rửa sạch. Sau đó mới đổ 12 lít rượu vào bình cho ngập hết nguyên liệu. Đậy kín nắp bình lại để nơi khô ráo, ngâm trong khoảng hai tháng thì đem ra uống được.

Lưu ý: Có một số bạn thắc mắc liệu có ngâm được táo mèo tươi hay không?: Ngâm được nhưng tỉ lệ phía trên yêu cầu 3kg táo mèo tươi

2. Rượu mật nhân ngâm cùng sáp ong

Chuẩn bị: Rễ cây mật nhân 1kg ( có thể thái lát hoặc để nguyên khúc ) – Sáp ong 1kg ( lưu ý bao gồm cả sáp cả mật nhé khuyên các bạn nên dùng sáp ong ruồi để ngâm sẽ ngon hơn) – Bình thủy tinh đựng – 12 lít rượu trắng 40 độ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt) Theo tôi các bạn nên chọn loại Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.

Tiến hành: Cho sáp ong và rễ cây mật nhân vào trong bình ngâm. Sau đó đổ 12 lít rượu vào bình sao cho ngập hết toàn bộ nguyên liệu bên trong. Đậy kín nắp để nơi khô ráo. Bạn ngâm khoảng 60 ngày là có thể sử dụng được rượu

3. Cây mật nhân ngâm rượu với nho khô

Chuẩn bị: Rễ cây mật nhân 1kg ( có thể thái lát hoặc để nguyên khúc ) – Nho khô 1kg – Bình đựng thủy tinh– 12 lít rượu trắng 40 độ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt) Theo tôi các bạn nên chọn loại Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.

Cách ngâm: Cho nho khô rễ mật nhân vào bình đổ đầy rượu vào theo tỉ lệ trên sau đó đậy kín nắp để nơi khô ráo ngâm khoảng 2 tháng đem ra sử dụng

4. Rượu mật nhân ngâm với rễ đinh lăng

Chuẩn bị: Rễ cây mật nhân 1kg ( có thể thái lát hoặc để nguyên khúc ) –  Đinh lăng khô 1kg – Bình thủy tinh – 16 lít rượu trắng 40 độ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt) Theo tôi các bạn nên chọn loại Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.

Cách làm: Rễ cây mật nhân và rễ đinh lăng đem thái nhỏ rồi sao vàng trong thời gian sao vàng vẩy một chút rượu tạo mùi thơm để nguội sau đó đổ 16 lít rượu vào trong bình. Đối với bài thuốc ngâm rượu này thì sau 30 ngày có thể lấy ra sử dụng được ngay.

Lưu ý: Một số bạn có hỏi mình ngâm rễ đinh lăng tươi có được không?: Hoàn toàn được tuy nhiên nếu như vậy tỉ lệ rượu sẽ giảm xuống còn 12 lít

5. Rễ cây mật nhân ngâm với long nhãn

Chuẩn bị: Rễ cây mật nhân 1kg ( có thể thái lát hoặc để nguyên khúc ) –  Long nhãn 1kg – Bình thủy tinh để đựng– 12 lít rượu trắng 40 độ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt) Theo tôi các bạn nên chọn loại Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.

Cách chế biến: Cho tất cả rễ mật nhân long nhãn vào bình rồi đổ đầy rượu theo tỉ lệ trên sau đó đậy kín nắp ngâm khoảng 2 tháng đem ra dùng

6. Ngâm với cỏ ngọt quả la hán

Đặc thù quả lá hán và cỏ ngọt có vị ngọt sẵn chuẩn bị như sau: Rễ cây mật nhân -1kg – Quả la hán 6 quả – Cỏ ngọt 50g -1 bình thủy tinh – 10 lít rượu trắng 40 độ( có rượu nếp Cái Hoa vàng ngâm càng tốt) Theo tôi các bạn nên chọn loại Rượu Hoàng Hải 40 độ sẽ làm tăng độ ngon của rượu và làm tăng hiệu quả khi ngâm.

Cách chế biến : Cho tất cả hỗn hợp vào bình ngâm đổ đầy rượu theo tỉ lệ đã cho sẵn đậy kín nắp để nơi khô ráo ngâm 2 tháng đem ra sử dụng

Một số lưu ý khi sử dụng rượu ngâm rễ cây mật nhân

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng để tránh gặp những trường hợp không đáng có có thể xảy ra các bạn nên đọc qua để biết rõ

Đối tượng sử dụng ngâm với rễ cây mật nhân

Những đối tượng sử dụng được cây mật nhân ngâm rượu

  • Người có triệu chứng yếu sinh lý: Liệt dương, vô sinh, xuất tinh sớm, di tinh mộng tinh
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng tình dục
  • Người khỏe mạnh bình thường nhưng vẫn muốn tăng cường sinh lý
  • Người già cao tuổi bị đau nhức xương khớp đau lưng mỏi gối
  • Người bị căng thẳng mất ngủ stress
  • Người kém ăn chậm tiêu

Đối tượng không được sử dụng rượu cây mật nhân

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người có chức năng gan và thận kém tuyệt đối không sử dụng rượu ngâm cây mật nhân
  • Người bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường
  • Người hay bị dị ứng, nhạy cảm với rượu và dược liệu
  • Người có cơ thể ốm yếu, nhiều bệnh tật
  • Người phải kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ

Cách sử dụng rượu mật nhân

Cách uống rượu mật nhân đơn giản hiệu quả đạt công dụng cao mặc dù cây mật nhân ngâm rượu uống rất tốt, đặc biệt đối với những người có bệnh liên quan đến sinh lý nhưng không nên lạm dụng uống quá nhiều quá mức sẽ dẫn tới những tác hại ngược lại. Người dùng chỉ nên sử dụng mỗi ngày từ 20 – 40ml sau mỗi bữa ăn. Nếu vẫn tiếp tục uống nhiều sẽ gây ra các bệnh về gan thận, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người dùng nên sử dụng như sau

  • Ngày uống 2 lần, chia mỗi lần 1 chén nhỏ ( sáng tối trong bữa ăn )
  • Mỗi ngày uống 40ml là hợp lý
  • Không nên uống quá liều và kéo dài tránh phản tác dụng gây nguy hiểm tới sức khỏe

Tổng hợp các câu hỏi bạn đọc

  • Dùng rượu ngâm cây mật nhân, ngâm tiếp với rươu nếp đã ngâm với trứng gà và chuối tiêu . Có được không ?: Có thể ngâm chung được với nhau ạ
  • Mật nhân ngâm chung với táo đỏ, nấm ngọc cẩu , câu ki tử với mấy lát khúc khắc có được không?: Ngâm được nhé
  • Mật nhân với huyết rồng có kết hợp ngâm ruợi được k nhà thuốc?: Ngâm kết hợp được với nhau ạ
  • Mật nhân có ngâm được với dâm dương hoắc nhục thung dung không?: Ngâm được nhé
  • Ba kích có ngâm chung được với mật nhân không?: Ngâm được nhé
  • Mật nhân có ngâm chung với đỗ đen và hà thủ ô không?: Ngâm được bình thường nhé
  • Rượu mật nhân để lâu ngâm có sao không?: Rượu mật nhân ngâm càng lâu càng ngon nhé
  • Tôi có một ít miếng mật nhân đã thái sẵn, ngâm rượu dùng để xoa bóp chân tay tê có đc ko?: Mật nhân dùng xoa bóp chữa xương khớp cực tốt bác nên cho thêm một chút quế chi và hoa hồi nhé
  • Mật nhân có ngâm cùng được linh chi và nhân sâm hay không?: Ngâm được anh nhé
  • Ngâm rễ mật nhân với sao biến và cá ngựa có tốt không?: Ngâm rất tốt nhé
  • Thân cây mật nhân ngâm rượu có được không?: Không nên ngâm thân bởi thân cây mật nhân chỉ sử dụng làm thuốc
  • Mật nhân ngâm với đường phèn có được không?: Ngâm được nhé
  • Mình ngâm rượu mật nhân sau đó cho mật ong có được không?: Được nhé
  • Rượu mật nhân hạ thổ có ngon không?: Càng ngon ạ.

Cùng chia sẻ với chúng tôi các cách ngâm rượu Mật nhân ngon bằng cách để lại bình luận ở phía dưới nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *